[Nhà Phong thuỷ] Qua sự phát triển và những thành tựu của khoa học hiện đại, nhân loại đã ngày càng tiến tới tin rằng khoa học có khả năng đưa ra giải thích cho mọi thứ tồn tại trên hành tinh và trong vũ trụ của chúng ta.
Nhưng chúng ta hãy nhớ lại rằng mặc dù nhiều hiện tượng trên thế giới thực sự có những giải thích khoa học, nhưng không phải tất cả đều có thể được giải thích bằng kiến thức khoa học hiện nay.
Ví dụ, khoa học vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời rõ ràng về quá trình mà vũ trụ được hình thành. Khoa học cũng không thể giải thích được sự hình thành của các tín ngưỡng tôn giáo. Khi bước vào lĩnh vực siêu tự nhiên, có những hiển hiện bí ẩn vẫn chưa có những giải thích khoa học có vẻ hợp lý bởi vì không thể áp dụng phương pháp khoa học để đo lường hay nghiên cứu những hiện tượng đó.
Chúng ta hãy thử xem xét một số hiện tượng không thể giải thích này và tự nhắc nhở mình rằng bản thân tự nhiên là một kỳ quan và rằng nhiều thứ vẫn còn là những điều bí ẩn.
1. Liệu pháp tinh thần (Placebo Effect)
Liệu pháp tinh thần từ lâu vẫn là một ẩn đố y học động chạm đến ảnh hưởng của tinh thần đối với sức khỏe của thân thể và tác dụng chữa bệnh. Người ta đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân tin là đã được điều trị bằng một loại thuốc có hiệu lực có thể khỏi bệnh ngay cả khi họ chỉ được cho uống các viên thuốc giả bằng đường. Phát hiện này đã dẫn đến việc nghiên cứu sử dụng việc thử nghiệm ‘mù kép’ để tránh việc sự dự tính của cả những người làm thí nghiệm và những người tham gia ảnh hưởng đến kết quả.
Không may là, qua nhiều năm, hiệu lực và khả năng đo lường được của liệu pháp tinh thần đã bị khoa học coi là không đáng tin cậy. Điều này có thể là do những hạn chế của phương pháp khoa học. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp những người tự khỏi bệnh, nhiều khi thậm chí còn vượt quá cả các phương cách y học hiện có để chữa trị cho thân thể vật lý.
2. Giác quan thứ 6
Năm giác quan nhìn, nghe, nếm, sờ, và ngửi giúp chúng ta khám phá thế giới vật chất của chúng ta. Còn có giác quan thứ 6, một khả năng cảm nhận nội tại còn được gọi là trực giác. Từ ‘trực giác’ có nguồn gốc từ tiếng La-tinh “intueri”, có nghĩa là ‘nhìn vào bên trong.’ Trực giác là khả năng nhận biết và hiểu được mà không cần phải dùng sự suy luận hay phân tích lô-gíc, và tất cả mọi người đều có nó ở các mức độ nhạy bén khác nhau.
Trực giác còn được gọi một cách phổ biến là “linh cảm” hay “trực cảm” (gut feeling), một sự hiểu biết nội tại về một điều gì đó hay một tình huống nào đó mà không cần có sẵn kiến thức về nó. Theo Cuộc điều tra củaPRWeek/Burson-Marsteller CEO năm 2006, 62% các tổng giám đốc (CEO) thường ra các quyết định kinh doanh dựa trên trực giác của mình thay vì dựa vào việc phân tích dữ kiện.
Một nghiên cứu năm 2007 được đăng trên tạp chí Current Biology (Sinh học hiện nay) cũng phát hiện ra rằng những người tham gia, không có thời gian để nhìn mà phải dựa vào trực giác, nhặt ra một hình tượng khác lạ trong số hơn 650 hình tượng giống hệt nhau một cách chính xác hơn so với khi có 1,5 giây để nhìn các hình tượng.
Triết gia Trung Quốc thời cổ Lão Tử đã từng nói rằng, “Sức mạnh của việc hiểu biết theo trực giác sẽ bảo vệ chư vị khỏi bị hại cho đến cuối đời.” Albert Einstein cũng đã từng nói, “Thứ duy nhất có giá trị thực sự là trực giác.”
Thế nhưng trực giác đến từ đâu? Các nghiên cứu về bộ não người lưu ý đến tuyến quả thông như là một câu trả lời khả dĩ cho bí ẩn này. René Descartes (1596–1650), cha đẻ của triết học hiện đại, đã gọi tuyến quả thông là “chỗ ngồi của tâm hồn”. Tư tưởng phương Đông cổ xưa coi trực giác nằm ở trong khu vực tuyến quả thông và tin rằng nó có thể tiếp nhận sự chiếu sáng từ tâm hồn với hình thức kiến thức hoặc ý tưởng.
3. Trải nghiệm cận tử
Đã có nhiều báo cáo về các trải nghiệm kỳ lạ khác nhau đến với những người gần chết, như đi qua một đường hầm vào một nơi có ánh sáng chói lòa, gặp những người thân yêu, và có một cảm giác êm đềm, thanh thản.
Đáng chú ý nhất là trải nghiệm của Bác sĩ George Rodonaia, mà “trải nghiệm cận tử lâm sàng” của ông năm 1976 là trường hợp được ghi chép đầy đủ nhất từ trước đến nay. Trải nghiệm này đã biến đổi George Rodonaia, là một người vô thần trước đó và sau đó đã trở thành một linh mục được phong chức trong Nhà thờ Chính thống giáo phương Đông. Trải nghiệm của ông gợi ý cho chúng ta rằng có một thế giới khác ở phía bên kia thế giới vật chất này của con người.
Mặc dù nhiều người đã thực sự đi qua những trải nghiệm này, khoa học vẫn chưa thể đưa ra một lời giải thích cho hiện tượng trải nghiệm cận tử này. Một số nhà khoa học cố nói rằng những trải nghiệm cận tử này có thể được giải thích là kết qủa của ảo giác của một bộ não bị thương. Nhưng không phải trường hợp nào cũng là bị thương não, vì vậy không có giả thuyết khoa học cụ thể nào có thể đưa ra hoặc là các lời giải thích hoặc là lý do tại sao nhiều người lại có những trải nghiệm này và tại sao những trải nghiệm đó lại thường mang tính thay đổi cả cuộc đời của họ.
4. Vật thể bay không xác định
Vật thể bay không xác định (UFO) là một thuật ngữ do Không quân Mỹ đặt ra năm 1952 để phân loại những vật thể mà các chuyên gia không thể xác định được sau khi điều tra. Trong văn hóa thường thức, khái niệm UFO thường được dùng để nói đến tàu vũ trụ mà những người ngoài hành tinh dùng để bay.
Người ta đã nhìn thấy và ghi chép lại về các UFO ngay từ khi triều đại nhà Tống ở Trung Quốc. Vào thế kỷ thứ 11, học giả và võ tướng Thẩm Quát (1031-1095) đã viết trong cuốn sách “Mộng khê bút đàm” (The Dream Pool Essays) của mình (1088) về một vật thể bay hình viên ngọc trai có ánh sáng chói lòa ở bên trong và có thể di chuyển với tốc độ đáng kinh ngạc.
Kenneth Arnold, một doanh nhân người Mỹ, báo cáo lại là đã nhìn thấy 9 vật thể phát ra ánh sáng chói đang bay gần Núi Rainier ở bang Washington năm 1947. Arnold mô tả các vật thể đó có hình đĩa “dẹt như một cái chảo rán bánh”. Mô tả của ông đã nhận được rất nhiều sự quan tâm chú ý từ phía các phương tiện truyền thông và công chúng.
Kể từ đó trở đi, việc nhìn thấy UFO đã tăng lên theo cấp số nhân. Hiện tượng UFO này đã được cả chính phủ và những điều tra viên độc lập trên toàn thế giới nghiên cứu. Tiến sĩ Josef Allen Hynek (1910–1986) trước kia làm việc cho Không quân Mỹ để điều tra việc nhìn thấy UFO. Đầu tiên, Hynek rất phê phán [vấn đề này], nhưng sau khi nghiên cứu hàng trăm báo cáo về UFO trong 3 thập kỷ, ông đã thay đổi quan điểm.
Trong những năm sau đó trong sự nghiệp của mình, Hynek đã trở nên lớn tiếng bày tỏ sự thất vọng của mình với cách quá đơn giản mà theo đó hầu hết các nhà khoa học cân nhắc về UFO – không muốn và không chịu nhượng bộ để thừa nhận điều không thể giải thích được này.
5. Ký ức ảo giác (Déjà Vu)
Déjà Vu, tiếng Pháp có nghĩa là “đã từng nhìn thấy”, một cảm giác thân quen kỳ lạ là đã từng có mặt ở một nơi hay sự kiện nào đó trước kia, khi nó được gặp lần đầu tiên. Mọi người có thể có cảm giác thân quen rất kỳ lạ về một hình ảnh ở trước mặt cứ như là nó đã từng xảy ra trước kia rồi, nhưng họ vẫn biết rằng đó là lần đầu tiên họ gặp những sự việc đó. Nghiên cứu sinh lý học thần kinh đã cố gắng giải thích những trải nghiệm đó là sự dị thường của trí nhớ hay một căn bệnh về não, hay là do các hiệu ứng phụ của thuốc.
Một nghiên cứu năm 2008 của nhà tâm lý học Anne Cleary (có tại tại đây) đã tìm hiểu rằng ký ức ảo giác có thể liên quan tới ký ức nhận thức. Các cách giải thích khác liên hệ ký ức ảo giác với sự tiên tri, ký ức về một đời trước, khả năng nhìn xa, hay dấu hiệu thần bí biểu thị sự hoàn thành một điều kiện đã được định trước trên đường đời. Bất kể là giải thích như thế nào thì ký ức ảo giác chắc chắn cũng là một hiện tượng phổ biến đối với con người, và nguyên nhân căn bản của nó vẫn là một điều bí ẩn.
6. Ma quỷ
Việc nhắc đến ma quỷ trong các tác phẩm văn học kinh điển của các tác giả như Homer và Dante gợi ý rằng sự trải nghiệm của con người với những hiện tượng dị thường là chuyện thường thấy và đã xảy ra từ lâu đến bây giờ. Hiện nay, những nơi có ma như ngôi nhà Whaley House ở San Diego đã được liệt kê như những địa điểm thu hút khách du lịch, và những tuyên bố đã nhìn thấy ma quỷ không phải là điều gì bất thường cả.
Văn hóa thường thức đầy rẫy những phim ảnh về ma quỷ, thế nhưng khoa học truyền thống lại lánh xa khỏi việc giải thích các hiện tượng đó. Chỉ những nhà điều tra được đặt ở rìa của giới khoa học mới nỗ lực đo lường tính xác thực của những hiện tượng đó.
Sự tồn tại của ma quỷ có sự liên hệ mật thiết với các không gian ở phía bên kia thế giới vật chất của chúng ta và sự tiếp tục của phần hồn con người sau khi chết. Các nhà điều tra nghiên cứu về chủ đề này hy vọng rằng một ngày nào đó điều bí ẩn này sẽ được giải quyết.
7. Những vụ mất tích không giải thích được
Có rất nhiều trường hợp kỳ lạ trong đó có những người đã mất tích không còn một dấu vết nào.
Ví dụ như, vào năm 1937, phi công Amelia Earhart và hoa tiêu Frederick Noonan đã biến mất cùng với chiếc máy bay Lockheed mà họ đang điều khiển. Họ đang tiến đến gần Đảo Howland ở Thái Bình Dương khi chiếc xuồng ca-nô Itasca của lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ nhận được thông điệp của họ rằng họ đang sắp hết nhiên liệu. Nhưng việc liên lạc tiếp theo đó đã gặp khó khăn, và xuồng Itasca đã không thể xác định được vị trí của chiếc máy bay Lockheed đó.
Không lâu sau khi Earhart và Noonan gửi đi thông điệp rằng họ chỉ còn lại nhiên liệu đủ cho một nửa giờ bay mà vẫn chưa thể nhìn thấy đất liền, thì việc liên lạc đã bị mất. Họ chỉ có thể là đã hạ cánh xuống mặt biển, nhưng sau nhiều năm tìm kiếm, người ta vẫn chưa tìm thấy cả hai người bay lẫn chiếc Lockheed trong đại dương.
Trong những trường hợp như thế này, bất chấp nhiều nỗ lực của các cơ quan điều tra khác nhau sử dụng các kỹ thuật khoa học hiện đại nhất của họ, chúng ta vẫn thất bại không thể tìm ra các câu trả lời cụ thể cho việc điều gì đã xảy ra với những người đã biến mất một cách bí ẩn như vậy.
8. Tam giác quỷ Bermuda
Tam giác quỷ Bermuda – một khu vực trên Đại Tây Dương giữa Bermuda, Miami, và San Juan, Puerto Rico, nơi các tàu thuyền và máy bay vẫn tiếp tục biến mất – là một trong những điều bí ẩn nhất hiện nay trên hành tinh của chúng ta.
Những người sống sót đã kể lại các câu chuyện về sự thay đổi thời gian, các thiết bị định hướng không hoạt động, các quả cầu ánh sáng đến từ trên trời, sự thay đổi lớn và đột ngột về thời tiết, và những bức tường sương mù không thể lý giải được xuất hiện như Frank Flynn đã mô tả năm 1956. Ông mô tả sương mù đó như một “khối chưa từng biết đến”, rút mất lực của động cơ sau khi tàu của ông xuyên qua nó.
Bruce Gernon Jr. đã gặp phải một loại sương mù năm 1970 bao bọc máy bay của ông và biến thành một thứ gì đó như là của thế giới bên kia. Sau nhiều năm, các nhà khoa học đã cố gắng lật tẩy điều bí ẩn của tam giác quỷ Bermuda bằng cách nói rằng không có điều bí ẩn nào cả. Nhưng những người đã trực tiếp trải qua những hiện tượng kỳ lạ đó và vẫn còn sống để kể về nó đã tuyên bố nhấn mạnh rằng có những điều xảy ra trên biển trời tam giác quỷ Bermuda vượt quá khả năng hiểu được theo lô-gíc thông thường.
9. Bàn chân khổng lồ (Bigfoot)
Bàn chân khổng lồ (Bigfoot) là một trong những sinh vật huyền thoại nhất trong nghiên cứu các động vật bí ẩn. Bigfoot, hay Sasquatch như được gọi ở miền Tây-bắc Thái Bình Dương thuộc khu vực Bắc Mỹ, cũng được biết đến với cái tên Yeti hay Người tuyết rất xấu ở khu vực dãy núi Himalaya của Nepal và Tây Tạng, và với cái tên Yowie ở Australia.
Vào năm 1951, người leo núi có tên là Eric Shipton đã chụp được ảnh của một dấu chân khổng lồ trên dãy núi Himalaya. Bức ảnh đã làm chấn động thế giới và khiến câu chuyện về Bigfoot trở nên phổ biến. Vào năm 1967, Roger Patterson và Robert Gimlin đã quay được một đoạn phim về cái mà họ nói là Bigfoot. Đoạn phim nổi tiếng thế giới của họ đã trở thành đối tượng của nhiều nỗ lực nhằm xác thực cũng như lật tẩy nó.
Nhà nhân chủng học Grover Krantz đã xem xét kỹ đoạn phim của Patterson và Gimlin và kết luận rằng đó là một đoạn phim chân chính về một sinh vật hai chân rất to lớn chưa được biết đến. Tuy nhiên, do thiếu các bằng chứng vật lý đủ mạnh về Bigfoot, khoa học truyền thống vẫn không chấp nhận sự tuyên bố tồn tại của nó. Nhưng điều thần bí này vẫn tiếp tục tồn tại vì vẫn có những báo cáo về việc nhìn thấy chúng ở trên toàn thế giới.
10. Tiếng kêu rền (The Hum)
Hiện tượng tiếng ồn kêu rền liên tục có tần số thấp đã được báo cáo ở nhiều nơi trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, Anh, và Bắc Âu. Âm thanh này, mà không phải tất cả mọi người đều có thể nghe thấy, được đơn thuần biết đến như “The Hum” hay với những cái tên địa phương nơi người ta nghe thấy nó, như Taos Hum (New Mexico), Kokomo Hum (Indiana), Bristol Hum (Anh), và Largs Hum (Canada).
Đối với những người có thể nhận thức được nó, âm thanh này thường được mô tả như tiếng kêu ầm ầm của một động cơ diesel ở xa. Nó đã làm cho một số người cực kỳ khó chịu, với những hiệu ứng phụ có hại cho thân thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của họ.
Các cơ quan chính phủ trên toàn thế giới đã điều tra về nguồn gốc của những tiếng kêu rền này. Ở Mỹ, những cuộc điều tra sớm nhất bắt đầu vào những năm 1960. Vào năm 2003, Bộ Môi trường, Lương thực và Nông thôn của Anh đã xuất bản một báo cáo phân tích những tiếng ồn có tần số thấp này và ảnh hưởng của nó đối với những người phàn nàn về hiện tượng này. Tuy nhiên, các kết quả cuối cùng chỉ ra nguồn gốc của những tiếng ồn đó mang tính lảng tránh, và hiện tượng những tiếng ồn này vẫn còn là một điều bí ẩn.
Sưu tầm: Phong thuỷ thực nghiệm
Theo Chanh Kien - The Epoch Times